Chè búp Thái Nguyên

Chè búp Thái Nguyên


Chè búp Thái Nguyên - Chè búp là tên gọi dân gian mọi người thường gọi các sản phẩm trà hạng nhất của Chè Thái Nguyên. Những đọt chè xanh mới nhú buổi sáng tinh sương được những bàn tay lành nghề của người thợ trà hái về nhẹ nhàng và từ tốn. Qua những phương thức chế biến thủ công được truyền lại lâu đời, những người thợ trà lành nghề này cho ra đời những sản phẩm chè búp thái nguyên thơm ngon.

Các sản phẩm chè búp thái nguyên

Các sản phẩm chè búp Thái Nguyên của Trà Minh Cường phải kể tới là hè Thái Nguyên đặc biệt, Trà Long ẩm, Trà Nhất Phẩm, Trà Khang Thái, Trà Đinh Ngọc, Trà Lộc Xuân. Dần chiếm được niềm tin yêu của những bạn khách mê trà trong cả nước, Trà Đinh Ngọc của trà Minh Cường được mệnh danh là thức uống đặc sản: "Đệ nhất danh trà". Thức trà Đinh ngọc xưa nay hiếm.
Chè búp Thái Nguyên

Sản phẩm Trà Đinh ngọc chè búp thái nguyên thương hạng


- Chè Thái Nguyên đặc biệt: Nguyên liệu các vùng chè nổi tiếng của Thái Nguyên như chè Trại Cài, Chè La Bằng, chè Tức Tranh, chè Phúc Thuận với giá từ 140.000VNĐ/kg - 180.000/kg
- Chè Tân Cương Lộc xuân: Từ những búp chè 1 tôm 3 lá của vùng chè đặc sản chè búp Thái Nguyên, qua quá trình chế biến thủ công truyền thống với các bí kíp gia truyền và quá trình đóng gói hiện đại. Giá 260.000VNĐ/kg.
- Trà Nhất Phẩm: Từ những búp chè 1 tôm 2 lá của vùng chè đặc sản Tân Cương Thái Nguyên, qua quá trình chế biến thủ công truyền thống với các bí kíp gia truyền và quá trình đóng gói hiện đại. Giá 360.000VNĐ/kg.
- Trà Long ẩm: Nguyên liệu là những búp chè 1 tôm 1 lá của vùng chè búpTân Cương, cùng với quá trình chế biến thủ công với bí quyết chỉnh lửa gia truyền, cho ra các sản phẩm đặc biệt với dư vị tiền chát hậu ngọt và hương cốm đặc trưng. Giá 650.000 VNĐ/kg.
- Đặc biệt, chè Tân Cương Đinh Ngọc, thường được biết đến với tên chè Đinh, là tuyệt phẩm chè xanh của đất Tân Cương, mặc dù có giá siêu đắt là 3.500.000/kg nhưng chè Đinh Ngọc vẫn không đủ cung cấp cho thị trường trà biếu. 
Với thông điệp mong muốn kết nối bạn bè mê trà trong và ngoài nước lại với nhau bằng tách chè búp thái nguyên không chỉ thơm ngon, sạch, an toàn sức khỏe mà còn chứa đựng niềm yêu thương giữa người với người trong đó. Nâng tách trà búp thơm trên tay, ta thêm trân quý sự có mặt của nhau, bây giờ và ở đây. Bởi tách trà búp mà đất mẹ ban tặng là rất màu nhiệm, sự có mặt của người thân yêu, tri kỷ, tâm giao cũng rất mầu nhiệm. Hãy tới với nhau để cùng thưởng thức những sản phẩm chè búp thái nguyên thơm ngon sáng nay, có mặt đó cho nhau.

Nghệ thuật thưởng chè búp thái nguyên

Nghệ thuật thưởng chè búp thái nguyên chia làm ba cung bậc: Độc Ẩm (một người uống), Đối Ẩm (hai người uống), và Quần Ẩm (nhiều người cùng uống). Tùy theo cung bậc mà chọn đồ pha trà phù hợp. Đồ pha trà phải có những dụng cụ tối thiểu như ấm trà, thuyền trà (bát ngâm ấm trà cho nóng), bồn trà, chén trà, lò than hoa, thìa xúc trà… Loại trà mộc dùng ấm đất, loại trà ướp hương chọn ấm sành sứ. Mỗi loại trà một ấm riêng, không pha lẫn để tránh ảnh hưởng tới hương vị trà. Chén uống trà phải là chén tống hay chén quân. Chén tống là loại chén to dùng để chuyên trà, chén quân dùng để uống trà.
Chè búp Thái Nguyên

Nghệ thuật thưởng chè búp thái nguyên Minh Cường


Theo giáo sư Nguyễn Lân Dũng, trà xanh cho nước trong xanh, hương dịu thơm tự nhiên và có vị ngọt hậu. Trà xanh xét về bản chất gần với chè tươi nhất kể cả từ hương vị đến sắc nước. Dân gian có câu" Nước trà xanh vừa lành vừa mát". Trên thị trường Trà Việt có rất nhiều thương hiệu trà xanh, song nổi tiếng và phổ biến nhất vẫn là trà Thái Nguyên và đại diện điển hình là danh trà Tân Cương. Trà xanh chia làm nhiều loại dựa theo cách chế biến: trà xanh sao suốt, trà xanh sấy khô bằng hơi nóng, trà xanh phơi nắng, trà xanh hấp, sấy bằng hơi nước hoặc trần nước sôi. Uống 2 tách trà xanh mỗi ngày được xác minh là có thể điều hòa mức cholesterol và giảm nguy cơ bị ung thư. Nhờ thường xuyên uống trà xanh mà tỷ lệ sa sút trí tuệ của người Nhật thấp hơn nhiều so với người Mỹ.
Phong cách uống chè búp thái nguyên của nguời Việt biểu hiện phong phú những khía cạnh văn hóa ứng xử của người Việt Nam. Trong gia đình truyền thống, người dưới pha trà cho người trên, phụ nữ pha trà cho đàn ông. Người ta có thể uống trà một cách im lặng khi sự im lặng chứa chất nhiều điều, người ta có thể xét đoán tâm lý của người đối diện lúc dùng trà và khi đã trở thành một cái thú thì không thể quên nó. Trà đồng nghĩa với sự sảng khoái, tỉnh táo, tĩnh tâm để mưu điều thiện, tránh điều ác.
Khi trà chín, trà được chuyển từ chén tống sang chén quân. Tiếp đó dội nước sôi lên nắp ấm để giữ nhiệt cao nhất cho trà. Sau khi trà chín, rót chén đầu tiên rồi lại đổ ngay vào ấm để tạo sự luân chuyển không khí trong ấm, gọi là thông hương ấm trà. Thông hương xong thì thực hiện rót trà. Các chén trà được đặt kê khít miệng cạnh nhau. Vòi ấm được rót quay vòng để nồng độ trà được chia đều như nhau cho mỗi chén. Người thưởng trà chậm rãi mím miệng nuốt khẽ cho hương trà thoát ra đằng mũi và đồng thời đọng trong cổ họng.
Chè búp Thái Nguyên - Chè Minh Cường

0 Nhận xét